CỤ GIÀ CHỮA BỆNH VÔ SINH GIỎI NHẤT XỨ MƯỜNG
_______________-----------------------________________
Mỗi năm chữa vô sinh cho hàng trăm người, mế Tăng Thị Mụi (Bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) được mọi người đặt cho cái tên trìu mến "mẹ của hàng trăm đứa con".
Mẹ của hàng trăm đứa con
Từ trung tâm TP Thanh Hóa ngược lên phía Tây chừng 300km chúng tôi mới có thể đến được nhà mế Mụi.
Nhà mế trước đây ở tận bản Pù Quăng xa tít mù tắp, đến nỗi người dân bản địa mỗi lần xuống trung tâm xã cũng phải ngán ngẩm.
Bây giờ nhà mế dễ tìm hơn. Ngôi nhà sàn nhỏ ven đường với biển hiệu "Thuốc mế Mụi".
Nhiều người hiếm muộn, vô sinh đã phải ghé qua là vì tiếng tăm của mế. Mế có nhiều những bài thuốc gia truyền như: chữa đau lưng, đau khớp, đau bụng… nhưng được quan tâm và nhiều người từ xa tìm đến với nhất vẫn là bài thuốc chữa bệnh vô sinh gia truyền.
Mế Mụi.
Để dẫn chứng cho việc cắt thuốc hiệu quả của mình, mế mời chúng tôi uống rượu. Từ chối thì mế cười bảo "rượu này tốt lắm, ta sống được gần một trăm tuổi mà vẫn khỏe mạnh lên rừng lấy thuốc cũng là nhờ uống cái thứ này đó".
Hôm chúng tôi đến, nhà mế cũng đang có mấy người từ Hà Nội vào nhờ chữa bệnh vô sinh.
Anh N.V.T hiện nay đang làm giám đốc cho một công ty ở Hà Nội lấy vợ đã gần chục năm nhưng mãi chưa có con. Anh được anh em bạn bè giới thiệu đến mế Mụi để chữa bệnh.
Gặp anh T., mế hỏi rất tỉ mỉ về kết luận của bác sĩ. Trong kết luận bác sĩ nói do tinh trùng của anh T. yếu, cần phải kiêng rượu bia, các chất kích thích và ăn những đồ bổ dưỡng cho sinh lý đàn ông.
Theo lời bác sĩ, anh T. thực hiện theo nhưng suốt mấy năm qua vợ chồng anh vẫn chưa thấy có gì.
"Mế cắt thuốc cho, phải kiêng rượu bia, nhưng phải uống thuốc kiên trì trong vòng 6 tháng. Ba tháng đầu đến lấy thuốc một lần, cứ làm theo ta đảm bảo sẽ được" , mế Mụi nói chắc như đinh đóng cột.
Mế bảo, thuốc của Mế chỉ là những củ cây rừng. Uống hết hai tháng đầu trong người đã có cảm giác thay đổi rất nhiều, người khoẻ lên hẳn, tinh thần phấn chấn. Đặc biệt là chuyện của phụ nữ được điều tiết một cách dễ dàng, đàn ông thì tráng dương. Vì dược liệu toàn là cây rừng nên giá thành của thuốc cũng rẻ, mọi người dân đều có thể chữa bệnh được.
Mế Mụi bảo, mế không ghi chép nổi xem đã bao nhiêu người đến đây nhờ chữa bệnh, nhưng số lượng người gọi điện đến cảm ơn thì nhiều.
Nhiều đến mức mà mế không thể nghe xuể. Mế phải sắm cả điện thoại di động cho đứa cháu để nó trả lời hộ. Nói xong, mế lôi ra một tập thư từ khắp nơi gửi về với nội dung cảm ơn mế.
Những vị thuốc bí truyền
Mế Mụi bảo, thuốc chữa bệnh vô sinh trên thị trường bây giờ thì nhiều, đủ các loại thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc nhưng nếu không hiểu về bệnh của bệnh nhân thì uống thuốc cũng vô tác dụng.
Mế Mụi đang truyền lại nghề thuốc bí truyền cho con dâu.
Được biết, thuốc chữa bệnh vô sinh mà mế đang bốc tính ra đến nay đã qua ba, bốn thế hệ. Những loại cây thuốc quý này được mế tìm về từ những dãy núi xa tít.
Theo mế Mụi, ngày trước những loại cây thuốc này dễ tìm, bây giờ nhiều người vào rừng lấy nên cũng hiếm. Để có được đủ các vị thuốc, mế phải đi bộ vào rừng sâu mất cả ngày trời.
"Thang thuốc chữa bệnh vô sinh của mế phải có đủ ba loại chủ lực, đó là Nâu sần (vị đắng), cây Pằn Pắn (vị chát) và hoa Du Dẻ (vị ngọt). Thông thường trước khi người bệnh uống thuốc phải tuyệt đối kiêng ăn các chất tanh như: tôm, của, cá, hải sản, kiêng lạnh. Hạn chế uống rượu và ăn thịt chó vì đó là những thức ăn nhiều đạm, dễ làm khí sinh hỏa nên rất khó để thành công", mế Mụi cho biết.
Rồi mế bảo "ta làm cái nghề này là vì cái tâm". Người đến chữa bệnh mế không hề ép phải mua cái này cái nọ với giá cắt cổ. Mế chỉ lấy tiền công. Thậm chí có những cặp vợ chồng nghèo quá, nhưng đã mấy năm nay không có con họ chỉ mang con gà, chai rượu đến là mế sẵn sàng giúp đỡ.
Giờ đôi chân mế đã mỏi, không thường xuyên lên núi tìm cây thuốc được. Một tháng, mế cùng con dâu may ra chỉ lên núi được đôi ba lần.
Mế tâm sự, việc lớn nhất mấy năm nay mế đang làm là lên rừng cùng con dâu để truyền lại nghề. Giờ con dâu của mế đã dần học được các bài thuốc và sẽ trở thành người bốc chính của gia đình khi mế về với ông bà tổ tiên.
_______________-----------------------________________
Mỗi năm chữa vô sinh cho hàng trăm người, mế Tăng Thị Mụi (Bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) được mọi người đặt cho cái tên trìu mến "mẹ của hàng trăm đứa con".
Mẹ của hàng trăm đứa con
Từ trung tâm TP Thanh Hóa ngược lên phía Tây chừng 300km chúng tôi mới có thể đến được nhà mế Mụi.
Nhà mế trước đây ở tận bản Pù Quăng xa tít mù tắp, đến nỗi người dân bản địa mỗi lần xuống trung tâm xã cũng phải ngán ngẩm.
Bây giờ nhà mế dễ tìm hơn. Ngôi nhà sàn nhỏ ven đường với biển hiệu "Thuốc mế Mụi".
Nhiều người hiếm muộn, vô sinh đã phải ghé qua là vì tiếng tăm của mế. Mế có nhiều những bài thuốc gia truyền như: chữa đau lưng, đau khớp, đau bụng… nhưng được quan tâm và nhiều người từ xa tìm đến với nhất vẫn là bài thuốc chữa bệnh vô sinh gia truyền.
Mế Mụi.
Để dẫn chứng cho việc cắt thuốc hiệu quả của mình, mế mời chúng tôi uống rượu. Từ chối thì mế cười bảo "rượu này tốt lắm, ta sống được gần một trăm tuổi mà vẫn khỏe mạnh lên rừng lấy thuốc cũng là nhờ uống cái thứ này đó".
Hôm chúng tôi đến, nhà mế cũng đang có mấy người từ Hà Nội vào nhờ chữa bệnh vô sinh.
Anh N.V.T hiện nay đang làm giám đốc cho một công ty ở Hà Nội lấy vợ đã gần chục năm nhưng mãi chưa có con. Anh được anh em bạn bè giới thiệu đến mế Mụi để chữa bệnh.
Gặp anh T., mế hỏi rất tỉ mỉ về kết luận của bác sĩ. Trong kết luận bác sĩ nói do tinh trùng của anh T. yếu, cần phải kiêng rượu bia, các chất kích thích và ăn những đồ bổ dưỡng cho sinh lý đàn ông.
Theo lời bác sĩ, anh T. thực hiện theo nhưng suốt mấy năm qua vợ chồng anh vẫn chưa thấy có gì.
"Mế cắt thuốc cho, phải kiêng rượu bia, nhưng phải uống thuốc kiên trì trong vòng 6 tháng. Ba tháng đầu đến lấy thuốc một lần, cứ làm theo ta đảm bảo sẽ được" , mế Mụi nói chắc như đinh đóng cột.
Mế bảo, thuốc của Mế chỉ là những củ cây rừng. Uống hết hai tháng đầu trong người đã có cảm giác thay đổi rất nhiều, người khoẻ lên hẳn, tinh thần phấn chấn. Đặc biệt là chuyện của phụ nữ được điều tiết một cách dễ dàng, đàn ông thì tráng dương. Vì dược liệu toàn là cây rừng nên giá thành của thuốc cũng rẻ, mọi người dân đều có thể chữa bệnh được.
Mế Mụi bảo, mế không ghi chép nổi xem đã bao nhiêu người đến đây nhờ chữa bệnh, nhưng số lượng người gọi điện đến cảm ơn thì nhiều.
Nhiều đến mức mà mế không thể nghe xuể. Mế phải sắm cả điện thoại di động cho đứa cháu để nó trả lời hộ. Nói xong, mế lôi ra một tập thư từ khắp nơi gửi về với nội dung cảm ơn mế.
Những vị thuốc bí truyền
Mế Mụi bảo, thuốc chữa bệnh vô sinh trên thị trường bây giờ thì nhiều, đủ các loại thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc nhưng nếu không hiểu về bệnh của bệnh nhân thì uống thuốc cũng vô tác dụng.
Mế Mụi đang truyền lại nghề thuốc bí truyền cho con dâu.
Được biết, thuốc chữa bệnh vô sinh mà mế đang bốc tính ra đến nay đã qua ba, bốn thế hệ. Những loại cây thuốc quý này được mế tìm về từ những dãy núi xa tít.
Theo mế Mụi, ngày trước những loại cây thuốc này dễ tìm, bây giờ nhiều người vào rừng lấy nên cũng hiếm. Để có được đủ các vị thuốc, mế phải đi bộ vào rừng sâu mất cả ngày trời.
"Thang thuốc chữa bệnh vô sinh của mế phải có đủ ba loại chủ lực, đó là Nâu sần (vị đắng), cây Pằn Pắn (vị chát) và hoa Du Dẻ (vị ngọt). Thông thường trước khi người bệnh uống thuốc phải tuyệt đối kiêng ăn các chất tanh như: tôm, của, cá, hải sản, kiêng lạnh. Hạn chế uống rượu và ăn thịt chó vì đó là những thức ăn nhiều đạm, dễ làm khí sinh hỏa nên rất khó để thành công", mế Mụi cho biết.
Rồi mế bảo "ta làm cái nghề này là vì cái tâm". Người đến chữa bệnh mế không hề ép phải mua cái này cái nọ với giá cắt cổ. Mế chỉ lấy tiền công. Thậm chí có những cặp vợ chồng nghèo quá, nhưng đã mấy năm nay không có con họ chỉ mang con gà, chai rượu đến là mế sẵn sàng giúp đỡ.
Giờ đôi chân mế đã mỏi, không thường xuyên lên núi tìm cây thuốc được. Một tháng, mế cùng con dâu may ra chỉ lên núi được đôi ba lần.
Mế tâm sự, việc lớn nhất mấy năm nay mế đang làm là lên rừng cùng con dâu để truyền lại nghề. Giờ con dâu của mế đã dần học được các bài thuốc và sẽ trở thành người bốc chính của gia đình khi mế về với ông bà tổ tiên.
VÔ SINH
P/s :
Nguyễn Viết Tĩnh